Khách sạn nhà nghỉ tại Sapa, Lào Cai

01:23 1 Comment
Cùng Phượt – Du lịch Sa Pa vẫn luôn là một lựa chọn được nhiều người quan tâm mặc dù Sa Pa hiện có rất nhiều điểm trừ trong mắt du khách. Cũng chính bởi vậy các khách sạn ở Sapa luôn trong tình trạng cháy phòng vào các dịp cuối tuần hay các dịp nghĩ lễ, nhất là đối với những khách sạn được đánh giá cao. Trong bài viết này, ngoài việc tổng hợp danh sách các khách sạn nhà nghỉ tại sapa, Cùng Phượt còn đưa ra danh sách một số khách sạn được đánh giá tốt ở Sapa để các bạn tham khảo.
Các bạn chú ý là danh sách này không bao gồm các homestay, nếu các bạn quan tâm tới hình thức lưu trú này vui lòng theo dõi thông tin trong bài viết Danh sách các homestay tốt ở Sapa

 Khách sạn Sapa Horizon
Địa chỉ: 18 Phạm Xuân Huân, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3872 683
Khách sạn có view tuyệt đẹp, vị trí trung tâm và dịch vụ tuyệt vời. Khách sạn được rất nhiều khách du lịch nước ngoài đánh giá cao bởi phòng sạch sẽ, hiện đại, có nhiều lựa chọn view đẹp, đồ ăn ngon và đội ngũ nhân viên vô cùng thân thiện. Giá phòng tùy loại có thể trong khoảng 1200-2000k, đánh giá khách sạn 9.6/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn Sapa Elite
Địa chỉ: 8 Hoàng Diệu, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3888368
Giá phòng khoảng 800k, khách sạn sạch sẽ và nhân viên thân thiện. Một trong những lựa chọn tốt nhất của nhóm các khách sạn 3 sao. Đánh giá 8.3/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn Hmong Sapa
Địa chỉ: 27 Thác Bạc, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3772 228
Khách sạn có phòng và khu vực sân uống cafe với view nhìn xuống thung lũng Cát Cát. Giá phòng khoảng 1300k và cũng là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, đi bộ tới khu vực nhà thờ hơi xa một chút so với nhóm khách sạn nằm ngay gần đó. Đánh giá 8.3/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn BB Sapa
Địa chỉ: 8 Ngõ Cầu Mây, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3871 996
Khách sạn nằm ngay trung tâm, sạch sẽ và nhân viên rất thân thiện. Phòng đẹp tuy nhiên khách sạn không có thang máy nên sẽ là hơi bất tiện với gia đình có trẻ nhỏ, người già và ở các tầng trên cao. Giá phòng khoảng 1000-1500k, đánh giá 8.6/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn Sapa Eden
Địa chỉ: 60 Fansipan, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3873 663
Khách sạn 3 sao nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa, giá phòng cuối tuần vào khoảng 1000k. Đánh giá tổng thể 8/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn Sapa Central
Địa chỉ: 10-12 Cầu Mây, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3872 881
Khách sạn 2 sao với giá phòng trong khoảng từ 700-1000k. Chất lượng khách sạn khoảng 8.5/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn Sapa Unique
Địa chỉ: Đường Fansipang, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3872 008
Khách sạn với giá khoảng 800k và có phòng với view hướng núi. Đánh giá 8.7/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn Sapa Elegance
Địa chỉ: 3 Hoàng Diệu, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3888 668
Khách sạn nhỏ gần trung tâm, có view nhìn thẳng ra nhà thờ. Nhân viên thân thiện. Điểm đánh giá 8.7/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn Chapa Dew Boutique
Địa chỉ: 34 Cầu Mây, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3771 999
Khách sạn nằm ở Cầu Mây, gần trung tâm nhưng khá yên tĩnh và sạch sẽ. Giá phòng trong khoảng 800-1500k. Đánh giá 8.6/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn Sapa Freesia
Địa chỉ: 3 Vườn Treo, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 625 8866
Khách sạn nằm gần bến xe mới và hơi xa khu nhà thờ, nhưng bù lại phòng khách sạn sạch sẽ, nhân viên thân thiện nhiệt tình. Khách sạn cũng có bể bơi nước nóng và đồ ăn sáng ngon. Giá phòng trong khoảng 1200-1500k, đánh giá 8.7/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  
 Khách sạn Bamboo Sapa
Địa chỉ: 18 Mường Hoa, Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 0214 3871075
Khách sạn có view đẹp, vị trí tốt nhưng không thật sự xuất sắc trong chất lượng dịch vụ của mình. Tuy nhiên cũng có thể chấp nhận được trong tầm giá và vào những dịp đông khách. Đánh giá 7.7/10
Xem giá phòng ưu đãi từ:  

Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn, Bình Định

00:51 1 Comment
Cùng Phượt – Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Là 1 trong 5 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc – Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan. Bình Định là quê hương của các loại hình nghệ thuật như tuồng, bài chòi… với bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Quy Nhơn, Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, Đảo Yến, bãi tắm Hoàng Hậu, Quy Hòa, Bãi Dại, Tân Phụng, Vĩnh Lợi…



Bình Định có bờ biển dài trên 130 km, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hòa, hấp dẫn như: Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, Đảo Yến, đầm Thị Nại – Bán đảo Phương Mai, Ghềnh Ráng, Quy Hòa, Hầm Hô, Hồ Núi Một, Núi Bà – Hòn Vọng Phu, suối khoáng nóng Hội Vân, đầm Trà Ổ.


Bình Định cũng là một trong những cái nôi của văn hoá Chăm (Ảnh – Nguyên Hoàn)
Bình Định là vùng đất trung tâm của miền Trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chăm-pa, mặc dù có nhiều bước thăng trầm, chiến tranh xảy ra liên miên, nhưng văn hóa Chăm-pa ở đây vẫn phát triển cho đến khi nhà nước Chăm-pa mất vai trò lịch sử. Dấu tích văn hóa của thời kỳ nhà nước Chăm-pa tồn tại trên đất Bình Định còn để lại vô cùng phong phú, đa dạng về loại hình, nhiều về số lượng và trở thành đối tượng quan trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu khảo cổ về Bình Định.
Tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định ngày nay. Năm 1490 (chưa đầy 20 năm sau), theo Thiên nam dư hạ tập cho biết: dưới thời Hồng Đức, Phủ Hoài Nhơn có 19 tổng và 100 xã.
Năm 1570, Nguyễn Hoàng, người được vua Lê cử trấn nhậm hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam lúc bấy giờ có cả phủ Hoài Nhơn. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn.
Năm 1651, dưới thời Nguyễn Phúc Tần, chúa cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Ninh. Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn và vẫn được gọi suốt thời kỳ Tây Sơn. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên. Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc về dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và khám lý để cai trị. Phủ lỵ được dời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay thuộc xã Nhơn Thành, An Nhơn).
Năm 1773, cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em nhà Tây Sơn do Nguyễn Nhạc đứng đầu đã phát triển xuống Tây Sơn hạ đạo, chiếm lĩnh đất Kiên Thành (nay là Kiên Mỹ) nơi đã từng sinh ra các thủ lĩnh Tây Sơn, Nguyễn Nhạc tự xưng là đệ nhất trại chủ cai quản hai huyện là Phù Ly và Bồng Sơn. Cùng trong năm đó (1773), nghĩa quân Tây Sơn tiếp tục đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn.
Thành Hoàng đế được xây dựng từ Thành Đồ Bàn của vương quốc Chăm (Ảnh  – phongtruongan)
Tháng 3 năm 1776, Nguyễn Nhạc cho sửa chữa và xây thêm thành Đồ Bàn, rồi đổi tên là thành Hoàng Đế, tự xưng Tây Sơn vương, cho đúc ấn vàng, phong cho Nguyễn Lữ làm Thiếu phó, Nguyễn Huệ làm Phụ chính, các tướng lĩnh khác đều được phong chức cho tương xứng với một chính quyền Trung ương mới được thành lập. Năm 1793, sau khi vua Quang Trung chết, Nguyễn Ánh đem quân đánh thành Hoàng Đế. Nguyễn Nhạc bị bệnh sai con là Nguyễn Bảo chỉ huy kháng cự, quân của Nguyễn Bảo bị thua, bỏ chạy. Vua Quang Toản sai thái úy Phạm Công Hưng, hộ giá Nguyễn Văn Huấn, Đại tư lệ Lê Trung, Đại tư mã Ngô Văn Sở cùng tướng thủy quân là Đặng Văn Chân từ Phú Xuân vào cứu viện, đánh quân Nguyễn Ánh. Quân Nguyễn Ánh thua chạy. Quân Quang Toản vào thành, Nguyễn Nhạc mang vàng bạc ra khao quân. Phạm Công Hưng và các tướng lĩnh ra lệnh tịch thu châu báu và binh giáp các kho rồi chiếm thành. Nguyễn Nhạc phẫn uất hộc máu chết.
Từ năm 1793 – 1799, thành Hoàng Đế đổi thành phủ Quy Nhơn dưới vương triều Cảnh Thịnh, cũng là bước đường suy yếu của Tây Sơn. Từ năm 1799 – 1802, thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làm thành Bình Định và suốt chiều dài lịch sử, đây là trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1885, Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai, Kon Tum còn thuộc về Bình Định. Năm 1890, thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú, Bình Định lại trở thành tỉnh độc lập. Năm 1907, toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định bãi bỏ tỉnh Plâycu Đe. Một nửa đất đai của tỉnh này cho sát nhập trở lại vào tỉnh Bình Định. Năm 1913, thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú. Năm 1921, thực dân Pháp tách tỉnh Phú Yên ra, lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945. Từ cuối năm 1975 đến năm 1989, tỉnh Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình và đến sau năm 1989 tỉnh Bịnh Định được tái lập với tên gọi từ đó đến bây giờ.

Đi du lịch Bình Định mùa nào đẹp?

Nên đi Bình Định vào mùa khô (Ảnh  – Phương Nguyên)
Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Nếu có kế hoạch đi du lịch Quy Nhơn, Bình Định các bạn nên sắp xếp đi vào khoảng từ tháng 1-9, thời tiết lúc này có nắng và ít mưa, biển êm nên có thể ra được một số đảo như Kỳ Co, Cù Lao Xanh, Hòn Khô…

Kinh nghiệm du lịch phượt Lý Sơn

00:50 1 Comment

Cùng Phượt – Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quãng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý.Tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch “biển đảo Lý Sơn” vào ngày 28 tháng 4 năm 2007. Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo. Khi lưu trú trên đảo, du khách sẽ được thưởng thức các món hải sản và các đặc sản gỏi tỏi, gỏi cá cơm, rong biển trộn (rau cum cúm), cháo nhum (cầu gai)..




Ảnh – Cùng Phượt
Cách đây khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành dưới sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống.
Cách đây khoảng 3000 năm, cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú trên đảo Lý Sơn. Họ sống quần cư dọc theo hai dòng suối nước ngọt cổ (suối Ốc và suối Chình). Kinh tế chủ yếu của họ là khai thác biển, món ăn truyền thống là sò ốc và cá. Kế tục văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa Chăm pa – phát triển từ những thế kỷ đầu công nguyên. Vết tích văn hóa vật chất của họ được để lại qua các dấu tích chứa trong tầng văn hóa lớp trên của di chỉ Xóm Ốc và Suối Chình.
Cư dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo vào khoảng cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII. Họ là những ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Bao gồm 15 ông tiền hiền của 15 dòng họ lớn, họ di cư ra đảo phần chia khu vực cư trú ở phía đông và phía tây đảo Lý Sơn. Trong buổi đầu ấy, người Việt trong công cuộc khai phá lập làng đã gặp không ít khó khăn về thời tiết, khí hậu và nạn giặc Tàu Ô. Đến nay, một số di tích còn lưu lại đã phản ánh sự chống chọi kiên cường với giặc Tàu Ô để bảo vệ đảo của người dân Lý Sơn: miếu Nàng Roi, chùa Hang, sự tích đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất,…
Lịch sử đảo Lý Sơn còn gắn liền với các khối cộng đồng cư dân khác đã sinh sống trên đảo từ hàng nghìn năm trước. Ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Chăm pa – Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn. Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy. Ngày 01/01/1993 huyện Đảo Lý Sơn chính thức được thành lập, tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi.

Nên đi Lý Sơn vào thời điểm nào ?

Đá Tò Vò trên đảo Lý Sơn
  • Mùa hè, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 thời tiết khá đẹp và có nắng, phù hợp cho việc đi biển
  • Mùa tỏi  Lý Sơn bắt đầu được trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12, tuy nhiên đây cũng là thời điểm mùa bão diễn ra.
  • Lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18-19-20 tháng 3 (âm lịch)
Dân gian có một vài câu thành ngữ nói về thời tiết trên biển như: Tháng giêng động dài, tháng hai động tố, tháng ba bà già đi biển. Đọc những câu này, các bạn cũng có thể thêm chút kinh nghiệm lựa chọn thời gian đi biển cho riêng mình, động dài ý nói thời gian biển động sẽ kéo dài, động tố nói về việc biển động bất ngờ, đây cũng là tháng mà có lẽ chưa nên vội đi biển.

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang

00:48 Add Comment
Cùng Phượt – Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó.




Hoàng hôn Nha Trang (Ảnh – Ton Ten)
Thành phố Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km. Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, Nam giáp thành phố Cam Ranh, Tây giáp huyện Diên Khánh, trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc – Tây – Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông. Sông Cái Nha Trang và sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xã, phường. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chiêm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như các tháp Chàm, tháp Bà Ponagar.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên “Nha Trang” được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tên người Chăm xưa gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.

Đi du lịch Nha Trang vào thời gian nào

Nên đi du lịch Nha Trang vào mùa hè (Ảnh – mdnjustin)
Nha Trang khoác lên lên mình chiếc áo khí hậu nhiệt đời gió mùa, nhưng cũng chịu chi phối nhiều bởi khí hậu đại dương. Chính vì thế mà khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, không quá khắc nghiệt như ở miền Bắc và cũng không quá thất thường như trong miền Nam. Mùa đông ở Nha Trang ít lạnh, mùa hè thường kéo dài nhưng nắng nóng không quá gay gắt. Thời tiết Nha Trang cũng có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Thêm vào đó, Thành phố biển Nha Trang lại nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Chính vì thế mà du lịch Nha Trang quanh năm luôn sẵn sàng chào đón du khách ghé thăm.

Kinh nghiệm du lịch phượt đảo Nam Du

00:45 Add Comment
Cùng Phượt – Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang), cách thành phố Rạch Giá 83km đường biển, phía Đông Nam của Phú Quốc và nằm trong quần thể Vịnh Thái Lan. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ, được tạo hóa xếp đặt khéo léo với đảo lớn nhất là đảo Nam Du có đỉnh cao khoảng hơn 300m. Từng khối thể lớn nhỏ, cao thấp của các hòn trong quần đảo nằm đan xen nhau, tạo thành một thế trận vững chắc giữa đại dương trông rất đẹp. Toàn bộ quần đảo nằm dưới sự quản lí của xã An Sơn và xã Nam Du. Hiện đây đang là một trong những điểm đến yêu thích của các bạn trẻ mê du lịch.




(Ảnh – OsaLam)
Nam Du là cái tên mơ hồ về nguồn gốc. Có người cho rằng tên Nam Du có từ thời Gia Long, lại có người thì nói Nam Du là do người Pháp ghi từ chữ Nam Dự (đảo phía Nam) theo cách gọi của các cụ đồ nho mà ra. Còn theo bản đồ người Pháp ghi là Puolo Dama, vị trí hòn đảo nằm ở vào kinh độ 104 độ 22/ Đông và vĩ độ 42/ Bắc. Nhưng Nam Du còn một tên gọi khác là Củ Tron (hòn đảo lớn nhất trong cụm đảo mà người dân gọi là Hòn Lớn).
Trong một lần du ngoạn nơi đây, Nhà thơ Lê Chí đã viết:
“Xa xa phương ấy Củ Tron
Khen ai khéo đặc tên hòn dễ thương
Xanh mờ như lẫn trong sương
Một quần đảo tựa phố phường đông vui.”
Theo Nam Du ký của nhà văn Anh Động về chuyện tích truyền khẩu của Hòn Củ Tron: “Vào năm 1870, sau khi thất thủ thành Gia Định lần thứ 2, Chúa Nguyễn Ánh cùng một đám tàn quân bị Tây Sơn truy đuổi ráo riết, phải tấp vào cụm hòn này  lẩn trốn. Thiếu nước uống, Chúa bảo binh sĩ đào ao lấy nước ngọt. Hiện nay “Giếng Ngự”, “Bãi Ngự” vẫn hiện hữu phía tây bắc Hòn Lớn. Thiếu lương thực, người dân hướng dẫn binh sĩ đi đào củ nầng có dáng hình tròn tròn về nấu ăn đỡ đói. Đến khi Chúa lên ngôi hoàng đế (1802) chạnh nhớ đến những nơi nhiều kỷ niệm sâu sắc của mình thời bôn ba tẩu quốc, ông sắc tứ cho hòn này một cái tên, gọi là hòn “Củ Tròn”. Vị quan hành khiển vốn người Ngũ Quảng, mang chiếu chỉ đến đây, tập hợp dân lại đọc theo giọng Quảng của vị quân hành khiển, hai tiếng “củ Tròn” thành “Củ Tron” dân nghe chiếu dụ bảo “tron” thì phải gọi theo là “tron” đâu ai dám kháng chỉ”.
Mời các bạn xem một clip về chuyến khám phá Nam Du của HUYQUACH và những người bạn để thấy hết vẻ đẹp và những điều thú vị ở Nam Du.
Đứng trên đài Kiểm báo ở đỉnh Hòn Lớn với độ cao hơn 300m xem từng chiếc hòn với vị trí và tên của nó mà bản thoại dân gian thường gọi: Hòn Mấu đâm thấu Đô Nai, Đô Nai quay sang Bờ Đập; Bờ Đập tấp lại Hòn Lò; Hòn Lò mò đến Hòn Ngang; Hòn Ngang tạt sang Hòn Đụng; Hòn Đụng cụng vào Hòn Dầu; Hòn Dầu nằm chầu Bỏ Áo; Bỏ Áo tháo ngược Hòn Ông; Hòn Ông dông đến Hòn Dâm; Hòn Dâm đâm thẳng Hòn Tre; Hòn Tre te đến Hòn Mốc; Hòn Mốc xốc lại Hòn Nhàn; Hòn Nhàn tràn thẳng Hòn Hàn; Hòn Hàn quàng cổ ba Hòn Nồm; Hòn Nồm chồm đại lên Hòn Khô; Hòn Khô vô bãi Chệt; Bãi Chệt lết lên Hòn Lớn…”
Ở Nam Du, hòn Củ Tron là rộng nhất với 9km2, hòn nhỏ nhất là Hòn Lò (200m2), dân cư sống tập trung ở Củ Tron, Hòn Mấu và Hòn Bờ Đập. Mỗi tên hòn, bãi, dốc nơi đây đều có giai thoại của nó. Về nguồn gốc của Bãi Chệt, theo dân gian truyền lại vào thế kỷ 16 trên đường ra Phú Quốc buôn bán, giữa đoàn tàu Hà Lan và người Trung Quốc đã xảy ra một trận ác chiến, mấy hôm sau có hàng trăm xác người Trung Quốc tấp vào bãi này, từ đó người dân gọi là Bãi Chệt. Đến thế kỷ 18 có vị Chúa bị truy đuổi đến đây phải ăn củ nầng để sống, về sau đảo này mang tên Củ Tron, đến thế kỷ 20 có một đạo sĩ ở Hòn Nấu luyện được phép đằng vân tên Năm Đài, khi ông biểu diễn bay từ đỉnh núi rơi xuống triền dốc, nay có địa danh “Dốc Năm Đài”.

Nên đi du lịch Nam Du vào thời điểm nào ?

Một góc quần đảo Nam Du (Ảnh – youngman242)
  • Nên đi vào mùa khô trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, thời tiết đẹp nhất là trong khoảng từ tháng 1-3 do lúc này biển khá êm, những bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu.
  • Các vùng biển của Kiên Giang không chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng mưa do bão gây ra chiếm tỉ trọng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-11 hàng năm.

Phương tiện đi tới và phương tiện đi lại ở Nam Du.

(Ảnh – Artuan.com)
Để đến được Nam Du phương tiện duy nhất có thể sử dụng là tàu, tùy vào điều kiện thời gian của mỗi người mà các bạn có thể tự lựa chọn cho mình hãng vận tải thích hợp. Dưới đây là một số hãng tàu cao tốc và tàu thường đi Nam Du

Các hãng tàu đi đảo Nam Du

Ngọc Thành  (Tàu cao tốc)
Lịch trình : Rạch Giá – Nam Du
Giờ xuất bến : Rạch Giá lúc 8h15 và Nam Du lúc 12h15
Thời gian di chuyến : 2 tiếng
Điện thoại : 077 3863019 – 0918914188
Sông Hồng (Tàu cao tốc Helen, Goffrey)
Lịch trình : Rạch Giá – Hòn Tre – Hòn Sơn – Nam Du
Giờ xuất bến : Rạch Giá lúc 8h10 và Nam Du lúc 12h10
Thời gian di chuyển : 2 tiếng
Điện thoại : 077 3814646
Hồ Hải (Tàu thường)
Lịch trình : Rạch Giá – Nam Du
Giờ xuất bến : Rạch Giá lúc 9h và Nam Du lúc 10h
Thời gian di chuyển : 5 tiếng
Điện thoại : 077 3863019
Hòa Hợp
Lịch trình : Rạch Giá – Nam Du
Giờ xuất bến : Rạch Giá 20h
Thời gian di chuyển : 8 tiếng
Điện thoại :
Tàu đi Nam Du thường xuất phát tại Rạch Giá, các bạn từ Hà Nội và Sài Gòn (hoặc các tỉnh khác) có thể bắt xe chất lượng cao trực tiếp tới với Thành phố này. Từ đây các bạn tiếp tục hành trình trên tàu để ra với Nam Du.

Xe khách chất lượng cao đi Rạch Giá, Kiên Giang

Tàu Nam Du (Ảnh – Phong Vũ)
Để khám phá các hòn xung quanh Hòn Lớn và tham quan một số địa điểm đẹp, các bạn nên thuê tàu để di chuyển. Trên đảo hiện tại đang có một số cá nhân cho thuê tàu như dưới đây (nếu không thuê được các bạn có thể ra thẳng bến tàu, tìm bất kỳ tàu cá nào của người dân, thống nhất giá cả và các địa điểm muốn đi)
Anh Phong Vũ – 0919 138369
Anh Bảy – 0946 654037 hoặc 01692701208
Anh Ngãi – 01636977859
Dì Tư Thọ – 01664840940
Anh Sáu –  0944 899122
Chú Hai – 0164 7310277

Khách sạn nhà nghỉ tại Nam Du

(Ảnh – youngman242)
Trên Hòn Lớn hiện tại có một số nhà nghỉ mở ra để phục vụ khách du lịch, trước khi ra đảo các bạn có thể liên hệ trước để đặt phòng. Trong trường hợp tất cả đều không còn phòng, các bạn cứ thoải mái ra ngoài đảo rồi liên hệ với một số nhà dân để được giúp đỡ về chỗ nghỉ.

Phát hiện 3 Homestay tuyệt đẹp ở Đà Lạt

23:05 Add Comment
Phượt Bụi – Đà Lạt, thành phố hoa luôn là một trong những điểm đến vô cùng hấp dẫn với khách du lịch, nhất là các bạn trẻ. Với xu hướng lên ngôi của các dịch vụ homestay, Đà Lạt cũng không nằm ngoài vòng quay đó. 3 homestay tuyệt đẹp ở Đà Lạt mới được khám phá có gì hấp dẫn, mời các bạn cùng theo dõi nhé.


Homestay cuc dep o Da Lat


Ảnh: Home of Dreamers
Ảnh: Home of Dreamers
Ảnh: Home of Dreamers
Ảnh: Home of Dreamers
Tuy cách decor không quá cầu kì nhưng Home of Dreamer sẽ thu hút bạn ngay từ ánh nhìn đầu tiên nhờ không gian vừa cổ điển lại vô cùng yên bình. Theo lời nhận xét của một du khách từng ở đây thì “phòng ốc sạch sẽ, view toàn cảnh thì “so romantic”… Nhìn đâu đâu cũng nghề nghệ thích lắm… Đã vậy còn có nuôi thêm mấy em chó nữa ôi trời ơi thích vô cùng mỗi lần ra vào homestay là phải ngó ngang nựng chúng nó 1 phát…“. Giá phòng đôi ở đây giao động từ 500-700.000 đồng, phòng dorm giá 150.000 đồng.
Ảnh:@playgroundsaigon
Ảnh:@playgroundsaigon
Ảnh:@ancolwt3001
Ảnh:@ancolwt3001
Địa chỉ: 2/35 Nam Hồ – Đà Lạt. Điện thoại: 096 537 7565
Nông trại Vui Vẻ – Sunny Farm
Sunny Farm là sự kết hợp giữa homestay và quán cà phê với không gian ấm áp, lãng mạn. Đến đây bạn sẽ có cảm giác lạc tới một vùng quê, vừa yên bình, vừa xinh đẹp với những góc sống ảo độc đáo.
Ảnh:Nguyễn Tấn Thịnh
Ảnh:Nguyễn Tấn Thịnh